Hỗ trợ tài chính

THỦ TỤC KHAI DI SẢN THỪA KẾ

THỦ TỤC KHAI DI SẢN THỪA KẾ
Trụ sở
Số điện thoại
Email
Fax
Website
Số tháng

Theo quy định của pháp luật, khi một người chết không để lại di chúc, di sản của người đó được chia theo quy định của pháp luật về "thừa kế theo pháp luật", tức là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đều được chia đều. Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm bố, mẹ, vợ, chồng, con (kể cả con ngoài giá thú) của người chết. Trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất thì những người thuộc hàng thừa kế thứ 2 mới được nhận di sản. Người được hưởng thừa kế theo pháp luật tiến hàng thủ tục khai nhận di sản thừa kế, hoặc phân chia di sản thừa kế.

 

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế( sau khi người để lại di sản chết).

 

Sau thời điểm mở thừa kế (người để lại tài sản chết), đề thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người đã chết sang người thừa kế có hai loại thủ tục là thủ tục khai nhận di sản hoặc thủ tục thỏa thuận phân chia di sản.

 

             Áp dụng thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Căn cứ theo Điều 58 khoản 1 Luật Công chứng 2014 hướng dẫn thủ tục công chứng, chứng thực việc thực hiện thủ tục khai nhận di sản được áp dụng đối với trường hợp “Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.”

 

              Áp dụng thủ tục thỏa thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Căn cứ theo Điều 57 khoản 1 Luật Công chứng 2014 hướng dẫn thủ tục công chứng, chứng thực thì thủ tục thỏa thuận phân chia di sản được áp dụng trong trường hợp:“Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.”

 

Những tài sản phải thực hiện khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia:

  • Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
  • Quyền sở hữu phương tiện giao thông như ô tô, xe máy
  • Tài khoản mở tại ngân hàng
  • Cổ phiếu, trái phiếu có ghi danh.

 

1. Những giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế

  • Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản;
  • Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (lệ phí trước bạ nhà đấtcũ ); sổ tiết kiệm, Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận cổ phần,…;
  • Giấy tờ về nhân thân của người thừa kế: CMND, hộ khẩu; khai sinh…

 

2.  Thủ tục thực hiện khai nhận thừa kế

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, tổ chức công chứng tiến hành thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản. Việc thụ lý phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của UBND phường, xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại UBND phường, xã nơi có bất động sản.

Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị UBND phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Điều 57 Luật Công chứng 2014) hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Điều 58 Luật Công chứng 2014). Sau khi công chứng văn bản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại UBND Quận, huyện nơi có đất.

 

3. Thủ tục đăng bộ sang tên

Bước  1: Người thừa kế nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại UBND Quận, huyện nơi có đất

Bước 2: Căn cứ vào hồ sơ, Văn phòng đăng ký sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);

Bước 3: Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan thẩm quyền ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế (nếu chủ nhà không thuộc diện phải nộp hoặc được miễn nộp nghĩa vụ tài chính thì không có bước này).

Bước 4: Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.

Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở khoản 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian chủ nhà đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.

Hồ sơ cần thiết:

  • Bản chính giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở.
  • Văn bản khai nhận di sản thừa kế có chứng nhận của phòng công chứng.
  • Các giấy tờ cá nhân (như mục khai nhận di sản).
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (theo mẫu): 02 bản

Tờ khai lệ phí trước bạ (theo mẫu): 02 bản.

Bài viết liên quan khác

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TẬP ĐOÀN PHONG VÂN

 

PvLand.vn

 

Trụ sở : Số 338 Bùi Viện - Lê Chân - Hải Phòng

Hỗ Trợ : 0868.100.585 - (0225) 6647 555

 

 

 

2016 © PvLand - Thiết kế và phát triển bởi Web Đất Cảng